Wednesday 24 October 2018

Hệ thống phân loại phim điện ảnh – Wikipedia tiếng Việt


Hệ thống phân loại phim điện ảnh có vai trò sắp xếp các phim điện ảnh sao cho phù hợp từng đối tượng khán giả dựa trên những yếu tố như tình dục, khỏa thân, bạo lực, ngôn từ và hành động tục tĩu, sử dụng chất gây nghiện và một số nội dung người lớn khác.

Hệ thống này giúp cho cha mẹ quyết định xem bộ phim nào phù hợp cho con cái họ. Ngoài ra, trong một số trường hợp, hệ thống còn bắt buộc những rạp chiếu phim chấp hành một nghĩa vụ pháp lý là không cho phép trẻ nhỏ vào xem những phim không phù hợp lứa tuổi. Hệ thống thường được sử dụng thay thế hoặc bổ sung cho những cơ quan kiểm duyệt ở nhiều nước.

Người ta thường tranh cãi về tính hiệu quả, tính bắt buộc của những hệ thống này. Nhiều người ưa thích những nội dung được kiểm duyệt cao, trong đó những đứa trẻ có thể thích xem những bộ phim được cho là không phù hợp với lứa tuổi của chúng (hiện tượng quả cấm). Những bản DVD mà "chưa phân loại", "không cắt", "không kiểm duyệt" càng lúc càng trở nên phổ biến.

Ở những nước như Úc, một cơ quan chính phủ sẽ quyết định việc phân loại, trong khi đó ở Hoa Kỳ và một số nước khác, việc đánh giá sẽ thực hiện bởi một tổ chức không thuộc chính quyền (ví dụ MPAA). Ở hầu hết các nước, những bộ phim được coi là xâm phạm đạo đức sẽ có thể bị kiểm duyệt, hạn chế, cắt bỏ một số nội dung hay cấm trình chiếu.

Ảnh hưởng của các nhân tố lên việc đánh giá ở mỗi nước là khác nhau, tuy theo điều kiện văn hóa, tôn giáo, chuẩn mực đạo đức... của mỗi nước. Ví dụ, ở những nước như Mỹ, ngay cả những phim có chứa nội dung tình dục nhẹ nhàng cũng có thể bị hạn chế chỉ dành cho người trưởng thành, thì ở Pháp hay Đức, nội dung tình dục được đánh giá thoáng hơn. Ngược lại, yếu tố bạo lực khiến những phim bạo lực bị xếp loại cao và kiểm duyệt ở Phần Lan hay Đức, còn ở Mỹ lại xếp loại nhẹ hơn cho những bộ phim loại này.

Nhìn chung, hệ thống phân loại ở các quốc gia châu Á sẽ khắt khe hơn so với các nước Âu-Mỹ, cả về yếu tố bạo lực lẫn tình dục. Tại các nước châu Á, những phim có cảnh khỏa thân thường bị phân loại khắt khe nhất, đồng thời những cảnh nóng kéo dài (trên 3 giây) hoặc không che những bộ phận nhạy cảm thì sẽ bị cắt bỏ.

Một bộ phim có thể được sản xuất với mức phân loại chủ định. Nó có thể được chỉnh sửa lại nếu xếp hạng không được như mong muốn, đặc biệt là để chống việc xếp loại cao hơn dự định. Nó cũng có thể được chỉnh sửa thành những phiên bản thay thế tùy thuộc vào hệ thống xếp loại của từng nước.





Hệ thống phân loại phim ảnh hiện hành của Mỹ do MPAA tiến hành bao gồm:








Biểu tượng phân loại
Nội dung phân loại
G rating symbol

G - General Audiences (5+)/ Có thể công chiếu rộng rãi

Mọi người đều có thể xem.
Không có hình ảnh khỏa thân, không có cảnh (hoặc dấu hiệu khác như âm thanh, ngôn ngữ...) liên quan đến tình dục, sử dụng chất kích thích (gồm rượu bia, thuốc lá, ma túy...). Bạo lực và các lời lẽ thô tục hầu như không có.
PG rating symbol

PG - Parental Guidance Suggested (9+)/ Cha mẹ nên có hướng dẫn cho con khi xem

Một số hình ảnh có thể không thích hợp cho trẻ em.
Không có cảnh khỏa thân, các cảnh (hoặc dấu hiệu khác như âm thanh, ngôn ngữ...) liên quan đến tình dục rất ít, cảnh sử dụng chất kích thích nhẹ nhàng (như thuốc lá, rượu) rất ít và chỉ thoáng qua. Bạo lực và lời lẽ tục tĩu rất ít. Phân loại này không ghi rõ độ tuổi có thể xem song thông thường chỉ có trẻ 9 tuổi trở lên mới có thể được xem phim thuộc nhãn phân loại này mà thôi.
PG-13 rating symbol

PG-13 - Parents Strongly Cautioned (Parental Guidance Strongly Cautioned - 13 years and above) (13+)/ Các bậc cha mẹ đặc biệt chú ý

Một số hình ảnh không thích hợp cho trẻ em dưới 13 tuổi.
Phim có thể có các lời tục tĩu (chửi thề) ở mức nhẹ ("stupid", "idiot"...), các cảnh liên quan đến tình dục chỉ ở mức nhẹ (ví dụ như ôm hôn), có cảnh khỏa thân dù không rõ ràng (ví dụ như cảnh nam nữ vuốt ve nhau trên giường và được đắp ngoài bởi một tấm chăn), có cảnh bạo lực ở mức thấp (đánh lộn, gây hấn nhưng không làm ai bị thương nặng) và/ hoặc sử dụng chất kích thích nhẹ như thuốc lá, rượu.
R rating symbol

R - Restricted (16 years and above) (16+)/ Phim có giới hạn người xem
Không dành cho người dưới 16 tuổi mà không có cha mẹ hoặc người giám hộ đi cùng do có thể gây hoảng loạn hoặc ảnh hưởng xấu đến tư duy, đạo đức của trẻ em.
Có các lời tục tĩu, dâm dục ở mức vừa (ví dụ như chửi thề với từ "shit", "damn"...), có những cảnh liên quan đến tình dục ở mức vừa (không đặc tả quan hệ tình dục và chỉ ngắn hơn 3 giây), có cảnh khỏa thân nhưng không rõ ràng và không lộ ra những bộ phận nhạy cảm, các cơ quan sinh dục ngoài như mông, vú, âm vật...

Có cảnh bạo lực ở mức cao (sát nhân, bắn súng, đâm dao) nhưng không mô tả chi tiết xác chết, vết thương hoặc máu me; có cảnh sử dụng các chất kích thích bị cấm như ma túy, cần sa... nhưng ở mức thời lượng ngắn và không đặc tả.

Mức này ở nhiều nước khác (nhất là các nước châu Á) sẽ bị xếp ở hạng "cấm trẻ em dưới 18 tuổi", đồng thời phải cắt bớt một số hình ảnh, nội dung không phù hợp với văn hóa bản địa. Ví dụ như phim điện ảnh Sex and the city ở Mỹ được dán nhãn R, nhưng khi chiếu ở Singapore thì bị xếp ở mức "cấm trẻ em dưới 18 tuổi", đồng thời phải cắt bỏ hết các cảnh khỏa thân, lộ ngực hay văng tục do "không phù hợp với văn hóa của người Hoa, người Mã Lai và người Ấn" (3 dân tộc chính của Singapore).
NC-17 rating symbol

NC-17 - No Children 17 or Under Admitted (17 years and above) (17+)/ Không dành cho trẻ em dưới 17 tuổi do có nhiều yếu tố gây ảnh hưởng xấu đến nhân cách, đạo đức, khuyến khích hành vi phạm tội.
Có cảnh, lời lẽ tục tĩu, dâm dục ở mức cao (ví dụ như chửi thề với từ "fuck", "asshole"...), có những cảnh liên quan đến tình dục ở mức cao (mô tả rõ ràng cảnh quan hệ tình dục hoặc cảnh quay kéo dài hơn 3 giây), có những cảnh khỏa thân rõ ràng (quay từ phía trước hoặc lộ ra các cơ quan sinh dục ngoài như mông, vú, âm vật...), đặc tả bạo lực ở mức ghê gớm (bạo dâm, tra tấn, sát nhân hàng loạt, kinh dị, cảnh máu me vung vãi, tội phạm chia phe chém giết nhau...), đặc tả chi tiết cảnh sử dụng các chất kích thích bị cấm (ma túy, cần sa) trong phim. Có các yếu tố gây tranh cãi, nội dung đả kích, châm biếm, xúc phạm... liên quan đến lịch sử, tôn giáo, dân tộc.
Mức này ở rất nhiều nước khác (ngoài Mỹ), đặc biệt ở châu Á thì sẽ bị xếp là phim cấm trình chiếu.

Các nhà sản xuất phim thường gây áp lực với MPAA để bỏ phân loại NC-17 bởi chúng làm cho phim của họ bị thiệt hại nhiều (các nhà phân phối, bán lẻ ở Mỹ không muốn bán các DVDs loại NC-17 để tránh gây ác cảm cho phụ huynh; nhiều tờ báo uy tín từ chối điểm phim, quảng cáo các phim loại NC-17; trong khi nhiều nước thì cấm trình chiếu những phim mà Hoa Kỳ xếp loại ở mức NC-17[1][2].



Phân loại phim ở Hàn Quốc gồm các mức:[3][4]


  • Phổ biến (전체 관람가) – Dành cho mọi lứa tuổi.

  • 12 (12세 이상 관람가) – Thích hợp cho người từ 12 tuổi trở lên.

  • 15 (15세 이상 관람가) – Thích hợp cho người từ 15 tuổi trở lên (áp dụng khi phim có nội dung tương đương với mức PG-13 của Hoa Kỳ).

  • Giới hạn thiếu niên (청소년 관람불가) – Cấm trẻ em dưới 18 tuổi (áp dụng khi phim có nội dung tương đương với mức R của Hoa Kỳ, có thể đi kèm với việc chỉnh sửa, cắt bỏ một số nội dung, cảnh quay, lời thoại không phù hợp).

  • Giới hạn – Lưu hành nội bộ ở một số rạp đặc biệt, không được phép trình chiếu cho công chúng (áp dụng khi phim có nội dung tương đương với mức NC-17 của Hoa Kỳ).

Phân loại phim ở Phillipines gồm các mức:[5]


  • G (Phổ biến) – Cho mọi người xem.

  • PG (Cha mẹ cần chú ý) – Trẻ em dưới 14 tuổi cần có cha mẹ đi kèm khi xem phim.

  • R-13 (Restricted-13) – Cấm trẻ em dưới 13 tuổi.

  • R-16 (Restricted-16) – Cấm trẻ em dưới 16 tuổi (áp dụng khi phim có nội dung tương đương với mức R của Hoa Kỳ).

  • R-18 (Restricted-18) – Cấm trẻ em dưới 18 tuổi (áp dụng khi phim có nội dung tương đương với mức NC-17 của Hoa Kỳ, có thể đi kèm với việc chỉnh sửa, cắt bỏ một số nội dung, cảnh quay, lời thoại không phù hợp).

  • X - Lưu hành nội bộ, không được phép trình chiếu cho công chúng (áp dụng khi phim có nội dung tương đương với mức XXX của Hoa Kỳ).

Phân loại phim ở Hồng Kông gồm các mức:


  • I (Phổ biến) – Cho mọi người xem.

  • IIA (Không phù hợp với trẻ em) – Trẻ em dưới 10 tuổi cần có cha mẹ đi kèm khi xem phim.

  • IIB (Không phù hợp với thiếu niên và trẻ em) – Trẻ em dưới 13 tuổi cần có cha mẹ đi kèm khi xem phim.

  • III (Chỉ dành cho người trên 18 tuổi) – Cấm trẻ em dưới 18 tuổi (áp dụng khi phim có nội dung tương đương với mức R của Hoa Kỳ, có thể đi kèm với việc chỉnh sửa, cắt bỏ một số nội dung, cảnh quay, lời thoại không phù hợp).

Trong 4 phân cấp, cấp I, IIA và IIB chỉ là một sự khuyến cáo và không đưa ra hình phạt. Riêng phim cấp III được quản lý chặt chẽ, người xem phim cũng như người bán vé sẽ bị xử lý theo pháp luật nếu cho phép người dưới 18 tuổi vào rạp. Các cửa hàng băng đĩa cũng sẽ bị phạt nếu bán phim cấp III cho người dưới 18 tuổi.



Viện Phim ảnh và Nghệ thuật Nghe nhìn (Instituto de Cine y Artes Audiovisuales, INCAA) thông qua Hội đồng Tư vấn Biểu diễn Điện ảnh (Comisión Asesora de Exhibición Cinematográfica) đã sử dụng hệ thống phân loại dưới đây:


  • ATP: phù hợp với mọi độ tuổi, ATP viết tắt từ "Apta (para) Todo Público", có nghĩa là "cho tất cả công chúng

  • 13: chỉ phù hợp với 13 tuổi trở lên

  • 16: chỉ phù hợp với 16 tuổi trở lên

  • 18: chỉ phù hợp với 18 tuổi trở lên

  • X: Khiêu dâm rõ ràng

  • E: Miễn phân loại. Dành cho những bộ phim về thể thao, âm nhạc...

Phòng Phân loại Phim và Văn học (Office of Film and Literature Classification, OFLC) là tổ chức do chính phủ Úc tài trợ có vai trò phân loại tất cả các phim phát hành trước công chúng.

Ủy ban phân loại chủ yếu bao gồm các thành viên tự do. Trên nhãn của OFLC thường có dòng chữ "Informing your Choices" (Thông báo lựa chọn của bạn) và sẽ có những biểu tượng viền màu cho mỗi mức phân loại. Nó sẽ đi kèm những khuyến cáo cho người tiêu dùng như nhẹ, trung bình, mạnh hay mức độ cao các yếu tố ngôn ngữ thô tục, khỏa thân, tình dục, chủ đề... Các phim loại MA15+, R18+ và X18+ là sẽ bị giới hạn người xem theo pháp lý.

Loại E được sử dụng cho những phim không cần phải phân loại, như phim tài liệu giáo dục. Tuy nhiên những phim tài liệu hay hòa nhạc nếu mà vượt quá ngưỡng loại PG thì cũng sẽ được đưa ra để xếp loại. Những bậc phân loại là:


  • E - Miễn phân loại. Những phim này không chứa những nội dung gây ra bất đồng (thường những nội dung này có thể xếp loại M hoặc cao hơn).

  •  G  - Phổ biến. Dành cho phim loại nhẹ.

  •  PG  - Khuyến cáo nên có hướng dẫn của cha mẹ. Dành cho phim loại nhẹ.

  •  M  - Khuyến cáo chỉ nên cho khán giả trưởng thành. Dành cho phim loại trung bình. Trong mức này còn có một mức là MA15+

  •  MA15+  - Không phù hợp với độ tuổi dưới 15. Những người dưới 15 chỉ được xem khi đi cùng cha mẹ hay người bảo hộ. Dành cho phim loại nặng (như phim chiến tranh, lịch sử, tội phạm...).

  •  R18+  - Hạn chế chỉ dành cho người trên 18 tuổi. Dành cho phim có nội dung nhạy cảm ở mức độ cao (sát nhân hàng loạt, khủng bố đẫm máu...).

  •  X18+  - Hạn chế chỉ dành cho người trên 18 tuổi. Mức phân loại này chỉ dành cho phim khiêu dâm (chỉ bán tại ACT và NT, nhưng cũng có thể được đưa tới các bang khác qua đường bưu điện).

  • RC - Loại từ chối. Những phim này bị cấm bán hay thuê ở Úc.

Chính phủ Trung Quốc muốn thúc đẩy những nội dung phim ảnh lành mạnh cho người dân và cấm những nội dung được cho là sẽ gây tác động xấu, làm băng hoại văn hóa truyền thống và đạo đức của đất nước. Đây là công việc mà Ủy ban về Báo chí, Xuất bản, Phát thanh, Điện ảnh và Truyền hình Trung Quốc đảm nhận.

Nội dung bộ phim phải được 37 thành viên của Hội đồng duyệt phim quốc gia thông qua. Họ gồm các quan chức, viện sĩ, biên tập tạp chí điện ảnh và đạo diễn, cùng ngồi lại xem xét các chi tiết hình ảnh, lời thoại liên quan đến tình dục, bạo lực và yếu tố chính trị của bộ phim. Phim điện ảnh muốn phát hành ở thị trường điện ảnh Trung Quốc đều phải trải qua khâu kiểm duyệt rất khắt khe, từ quy định hạn chế số lượng phim nước ngoài tối đa được thông qua trong một năm (không quá 34 phim chiếu rạp/năm), cho tới kiểm soát chặt chẽ nội dung và quy định thời điểm ra rạp[6].

Các bộ phim chiếu rạp không bao giờ được phép xuất hiện những cảnh quay mô tả hoạt động tình dục, khỏa thân và đồng tính luyến ái. Không chỉ phim điện ảnh, tất cả những bộ phim truyền hình nói về các mối quan hệ và hành vi tình dục bất thường như loạn luân, đồng tính luyến ái, ấu dâm cũng bị cấm hoặc phải cắt bỏ mọi cảnh quay liên quan.

Không chỉ kiểm soát chặt phim chiếu rạp, Trung Quốc cũng kiểm soát chặt các nội dung phim trên internet. Hiệp hội dịch vụ Netcast Trung Quốc có quy định kiểm duyệt nội dung trực tuyến được áp dụng từ phim truyện, phim tài liệu đến phim hoạt hình và các video giáo dục. Quy định này cấm các nội dung hiển thị hành vi tình dục, giới tính bất thường, bao gồm loạn luân, đồng tính luyến ái, lạm dụng tình dục, ấu dâm... Các quy định khác cũng nêu rõ nội dung sẽ bị xóa bỏ nếu khuyến khích "lối sống xa hoa thác loạn", đăng "chi tiết cảnh bạo lực và tội ác" hoặc "hành vi khiêu dâm" bao gồm cả thủ dâm. Tất cả những bộ phim vi phạm quy định đều sẽ bị gỡ bỏ khỏi Internet. Quy định này đã được ban hành năm 2017, sau khi chính phủ Trung Quốc nhận định sự xuất hiện dày đặc của các nhân vật đồng tính trên phim ảnh Internet đã làm băng hoại văn hóa giới trẻ bởi nội dung dung tục, suy đồi đạo đức và thiếu lành mạnh[7].

Trung Quốc không quy định về phân loại độ tuổi mà chỉ có 2 mức: "Phim được phổ biến" hoặc "phim bị cấm phổ biến". Phim được phổ biến sẽ được trình chiếu cho mọi lứa tuổi, bởi trong đó không bao giờ còn những nội dung gây ảnh hưởng xấu đến trẻ em.



  • Hệ thống phân loại phim cũ (2007-2017)
  • Hệ thống phân loại phim mới 2017
  • Tất cả những phim được trình chiếu tại các rạp chiếu phim ở Việt Nam phải được kiểm duyệt, sau đó được cấp giấy phép phát hành và phạm vi phổ biến phim bởi Cục Điện ảnh thuộc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam. Do đó, một số cảnh quay có thể được yêu cầu phải cắt bỏ bởi Cục Điện ảnh để phù hợp với văn hóa của Việt Nam trước khi lưu hành. Tuy nhiên, không ngoại trừ một số phim sẽ không được cấp phép phát hành tại Việt Nam vì có quá nhiều nội dung vi phạm, không thể sửa chữa được.
  • G: Phim dán mác G là phim thích hợp cho mọi độ tuổi, được cấp giấy phép phát hành và phạm vi phổ biến phim bởi Cục Điện ảnh thuộc Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam.

  • NC16: Còn gọi là phim "16+". Phim dán mác NC16 là những bộ phim không dành cho khán giả dưới 16 tuổi vì chủ đề và một số cảnh trong phim không thích hợp. Người xem có thể bị yêu cầu xác minh tuổi khi mua vé xem phim có mác NC16.

Tuy nhiên, hệ thống phân loại tại Việt Nam bị cho là kém hiệu lực vì việc thực hiện thiếu nghiêm túc từ cả người xem lẫn rạp chiếu. Phần lớn các rạp ở Việt Nam, nhất là các rạp ở địa phương đều quản lý người xem khá lỏng lẻo. Hiện nay, chưa có rạp phim Việt Nam nào bị phạt vì cho người vào rạp không đúng độ tuổi quy định. Chính vì thế, việc thi hành quy định phân loại độ tuổi tại các rạp chiếu chỉ biết trông vào "ý thức tự giác" của người xem là chính.[8]

Nhìn chung, khán giả Việt Nam vẫn chưa quen với việc phải xuất trình chứng minh thư khi đi xem phim (nếu rạp phim yêu cầu thì họ cho là gây khó dễ), do vậy họ cứ thoải mái bỏ qua quy định, thờ ơ hoặc thậm chí không hề biết về mức độ giới hạn độ tuổi của bộ phim. Nhiều khán giả không hề biết hoặc cố ý phớt lờ việc phim có giới hạn độ tuổi, nhiều gia đình vẫn thoải mái cho trẻ em ở độ tuổi thiếu niên, nhi đồng vào xem các bộ phim 16+. Phần lớn các rạp chiếu bóng cũng bỏ qua quy định này và vẫn bán vé cho trẻ em vì sợ mất khách, hoặc nhiều khi nhân viên soát vé không có thời gian để kiểm tra lứa tuổi có chính xác hay không.[9][10].

Ở nước ngoài, việc dán mác phân loại độ tuổi cho phim là để cảnh báo, ngăn chặn người xem không đủ tuổi, các nhà sản xuất thường cố gắng giảm bớt các yếu tố bạo lực, tình dục, khỏa thân... để tránh việc phim bị dán nhãn tuổi quá cao. Ở Việt Nam thì ngược lại, việc dán mác "phim 16+" lại trở thành biện pháp câu khách cho phim tại Việt Nam. Một khán giả ở TP Hồ Chí Minh nhận định: “Tâm lý người Việt thường rất tò mò. Có thể một phim Việt ra rạp mà nhìn poster hay trailer không mấy hấp dẫn thì khó kéo được người xem ra rạp. Nhưng giả dụ nó được gắn thêm mác "16+" thì sẽ có rất nhiều người hiếu kỳ và đi xem, chỉ để chờ đón các cảnh nóng hay cảnh bạo lực”. Nhiều nhà sản xuất đã lợi dụng nhãn phim "16+" để có thể sử dụng các yếu tố câu khách, giật gân để kiếm thêm lợi nhuận, họ cố ý thêm vào các yếu tố "người lớn" như cảnh nóng, khỏa thân, đồng tính... để phim được dán nhãn NC16, như vậy phim sẽ hút khách hơn. Trào lưu này được đánh giá là dễ nhận thấy khi các phim giới hạn độ tuổi "16+" của Việt Nam gần đây được sản xuất ngày càng nhiều, nhưng đều ít gây được ấn tượng tốt về chất lượng nghệ thuật. Như vậy, quy định dán nhãn phân loại độ tuổi ở Việt Nam chẳng những không phát huy tác dụng tốt mà thậm chí còn gây phản tác dụng[11]

Đầu năm 2017, Cục Điện ảnh thuộc Bộ Văn Hóa, Thể thao và Du lịch đã xây dựng hệ thống phân loại phim mới với các quy định chi tiết hơn, gồm 4 cấp:[12]


  • "P - Thích hợp cho mọi độ tuổi",

  • "C13 - cấm người dưới 13 tuổi",

  • "C16 - cấm người dưới 16 tuổi",

  • "C18 - cấm người dưới 18 tuổi"

Tuy nhiên, với việc giám sát lỏng lẻo cũng như tính tự giác thấp từ cả người xem lẫn rạp chiếu như hiện nay, quy định mới dù được ban hành cũng chưa chắc có thể áp dụng được trong thực tế, thậm chí nhiều người lo ngại là sẽ càng gây "phản tác dụng" vì những lý do:


  • Với những khán giả từ 18 tuổi có thể yêu cầu xuất trình chứng minh thư, nhưng với khán giả từ 13 đến dưới 18 tuổi thì phần lớn không có giấy tờ tùy thân, còn việc xác định tuổi bằng mắt thường là không thể chính xác. Mặt khác, nhiều rạp chiếu phim sẽ cố tình phớt lờ việc phân loại độ tuổi khán giả để bán được thêm vé (ở Việt Nam việc này diễn ra rất phổ biến, bởi trong trường hợp làm sai quy định, rạp phim cũng không bị áp dụng bất cứ chế tài xử phạt nào). Như vậy, áp dụng phân loại phim theo lứa tuổi nhưng lại không có hệ thống kiểm soát nghiêm ngặt tại các rạp chiếu phim thì cũng không giải quyết được vấn đề gì.

  • Mặt khác, tại Việt Nam, việc dán nhãn "phim 18+" thường gợi liên tưởng đến khỏa thân, kích dục, khiêu dâm và tình dục, khán giả sẽ kéo tới rạp chỉ để chờ xem cảnh nóng nhằm thỏa mãn trí tò mò "phim có cảnh sex gì mà lại cấm trẻ em". Tình trạng này đã xảy ra với hệ thống phân loại "phim 16+" trước đây nhưng chưa nghiêm trọng, nhưng nay với việc có thêm nhãn "phim 18+" (chấp nhận "độ nóng" cao hơn "phim 16+" như trước đây), nhiều nhà làm phim sẽ càng mạnh tay trong việc lạm dụng các yếu tố câu khách như khỏa thân, tình dục, đồng tính luyến ái... để phim ăn khách hơn, trong khi nhiều trẻ em vì thấy tò mò bởi nhãn "người lớn" của phim nên sẽ tìm cách vào rạp để xem các "phim 18+" (và thường thì các em sẽ dễ dàng vào rạp mà không bị ngăn cản). Đó là chưa kể đến việc trẻ em có thể ghi nhớ tên phim rồi dễ dàng lên mạng internet hoặc mua băng đĩa để xem các "phim Việt 18+" dạng này mà không ai có thể kiểm soát được.

Nếu không khắc phục được những vấn đề này, phân loại phim theo độ tuổi chỉ gây tác dụng ngược, không những không ngăn được người xem chưa đủ tuổi mà còn kích thích các nhà làm phim ngày càng lạm dụng các yếu tố khiêu dâm, tình dục để câu khách, khiến môi trường văn hóa xã hội bị ảnh hướng xấu.





  • The Netherlands film board's comparison of phim classifications issued for twelve recent films by the classification boards of the UK, France, the Netherlands, Germany, Austria, Denmark, and Sweden.

  • List of certificates thu âm in the IMDb database. Note that while extensive, this list is not exhaustive, and that it mixes current and old rating systems and does not specify which is which, thus making it difficult to use.

  • IMDb's information about rating systems from all over the world.

  • FilmClassifications.com Information regarding phim classifications from Australia, Canada, Ireland, New Zealand, Singapore, South Africa, the United Kingdom and the United States.

  • Australian Office of Film and Literature Classification.

  • Denmark Medierådet for Børn og Unge (The Media Council for Children and Young People).

  • Finland Valtion Elokuvatarkastamo.

  • France Centre National de la Cinématographie (CNC).

  • Germany Spitzenorganisation der Filmwirtschaft e. V. (SPIO)

  • Iceland Smáís.

  • Iceland Kvikmyndaskoðun

  • Irish phim Censor's Office.

  • Japan Administration Commission of Motion Picture Code of Ethics.

  • Netherlands Kijkwijzer (and Nicam).

  • New Zealand Office of phim & Literature Classification.

  • Norway Media Authority.

  • Singapore Media Development Authority.

  • Sweden Statens Biografbyrå (SBB).

  • South African Film and Publications Board.

  • Spanish phim Academy (ACE).

  • United Kingdom British Board of phim Classification (BBFC).

  • USA Motion Picture Association of America.

No comments:

Post a Comment