Tọa độ: 10°52′39″B 106°48′18″Đ / 10,87743°B 106,80511°Đ
Trường Đại học Việt - Đức, Vietnamese-German University, viết tắt VGU) là trường đại học công lập được thành lập ngày 1 tháng 9 năm 2008 theo Quyết định số 1196/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ[1]. Trường được thành lập trên cơ sở thỏa thuận giữa Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Đức. Hiện tại, tất cả các chương trình ở Đại học Việt-Đức (VGU) đều do hầu hết giáo sư từ các trường đối tác Đức giảng dạy và sinh viên sẽ nhận được văn bằng chính thức từ các trường đối tác Đức. Những chương trình hiện tại được chọn từ các ngành kỹ thuật mũi nhọn của Đức và được giảng hoàn toàn bằng tiếng Anh. Trong quá trình học, sinh viên sẽ được học môn tiếng Đức. Đối với một số ngành, những sinh viên đạt kết quả học tập xuất sắc có thể được chọn để học một thời gian ngắn tại Đức với mức học phí không đổi, hoặc được đài thọ làm thực tập ở Đức hoặc trong các công ty Đức ở Việt Nam.[2].
Cơ sở chính của trường tọa lạc tại thành phố mới Bình Dương. Hiện nay, trường đang thuê tòa nhà 8,000 m² của trường đại học quốc tế Miền Đông để đào tạo các chương trình Đại học và Thạc sĩ toàn thời gian. Địa chỉ: đường Lê Lai, thành phố mới Bình Dương, tỉnh Bình Dương. Khuôn viên hiện đại 50 héc ta ở Bình Dương sẽ hoàn tất vào năm 2017 với vốn vay 180 triệu đô la Mỹ từ ngân hàng thế giới.
Trường Đại học Việt Đức được thành lập trên cơ sở hợp tác giữa nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt nam và bang Hessen, Đức. Việc thành lập VGU diễn ra vào tháng 03 năm 2008. Hiệu trưởng đầu tiên của trường là GS. TS. Wolf Rieck, khi ấy là Hiệu trưởng của trường Đại học Khoa học ứng dụng Frankfurt, Đức. Sáu tháng sau đó, vào ngày 10 tháng 09 năm 2008, VGU làm Lễ khai giảng khóa đầu tiên với sự chứng kiến của Thủ hiến bang Hessen khi ấy - ngài Roland Koch, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo kiêm Phó Thủ tướng Việt Nam - GS. TS. Nguyễn Thiện Nhân và GS. TS. Wolf Rieck - Hiệu trưởng VGU.
Năm học đầu tiên (bắt đầu từ tháng 09 năm 2008) có 35 sinh viên ghi danh chương trình đào tạo bậc Đại học đầu tiên của VGU, "Kỹ nghệ điện và kỹ thuật Thông tin", giảng dạy bởi trường Đại học Khoa học ứng dụng Frankfurt. Từ năm 2009, VGU cung cấp 4 chương trình bậc Thạc sĩ trong các lĩnh vực kỹ thuật và khoa học tự nhiên. Từ năm 2011, VGU mở thêm hai chương trình mới bậc Đại học. Một chương trình mới bậc Thạc sĩ cũng sẽ được mở với sự hợp tác chặt chẽ với "Trung tâm nghiên cứu vận tải Việt Đức"(mới thành lập). VGU sẽ mở rộng các ngành giảng dạy bằng việc mở thêm ngành Tài chính và Kinh tế.
VGU nhận sự hỗ trợ đáng kể từ Liên minh VGU, một tổ chức phi lợi nhuận được xem là xương sống về mặt học thuật của VGU. Liên minh VGU gồm 30 trường Đại học Đức, trong đó có TU9, một hiệp hội các trường Đại học Kỹ thuật hàng đầu của Đức. Liên minh VGU được chính thức thành lập năm 2009, hỗ trợ VGU các vấn đề về hành chánh và học thuật. Hội đồng trường được thành lập vào tháng 02 năm 2010. GS. TS. Nguyễn Thiện Nhân, Phó Thủ tướng Chính phủ Việt Nam là Chủ tịch của Hội đồng trường.
Một cột mốc nữa trong sự phát triển của VGU là khoản vay Ngân hàng Thế giới trị giá 180 triệu USD, được phê duyệt vào tháng 06 năm 2010. Khoản vay này chủ yếu dành cho việc xây mới khuôn viên trường ở tỉnh Bình Dương, tiếp giáp Thành phố Hồ Chí Minh, dự kiến hoàn tất vào năm 2016/ 2017.
Sự phát triển cũng diễn ra trên lĩnh vực học thuật, tháng 03 năm 2010, VGU thành lập trung tâm nghiên cứu trực thuộc đầu tiên, "Trung tâm nghiên cứu vận tải Việt Đức" đặt tại quận Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh, cách khuôn viên hiện tại của trường khoảng 4 km. Đây là một phần của một trung tâm nghiên cứu quy mô, đa ngành mà VGU chuẩn bị thành lập, "Trung tâm nghiên cứu Công nghệ cao và Bền vững". VGU dự kiến thành lập năm trung tâm nghiên cứu trực thuộc:
Giao thông, Vận tải, Cơ động và Logistics;
Công nghệ năng lượng tái tạo và ánh sáng;
Phát triển đô thị bền vững;
Công nghệ xanh và quản lý tài nguyên;
Thay đổi đa dạng sinh học/ khí hậu, công nghệ sinh học.
"Trung tâm nghiên cứu Công nghệ cao và Bền vững" trực thuộc VGU sẽ được xây dựng tại khuôn viên trường ở tỉnh Bình Dương, tiếp giáp Thành phố Hồ Chí Minh.
Giữa tháng 3 năm 2016, Văn phòng Chính phủ công bố quyết định của Thủ tướng về chuyển đổi cơ quan chủ quản của 2 trường đại học. Theo quyết định, Trường Đại học Việt - Đức sẽ được bàn giao về cho Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh. Theo đó, trong vòng 60 ngày, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ bàn giao nguyên trạng Trường Đại học Việt - Đức (bao gồm các dự án đầu tư) về cho ĐHQG. Như vậy, Trường Đại học Việt - Đức sẽ là trường thành viên thứ 7 của ĐHQG Tp.HCM[3].
Ngày 29 tháng 8 năm 2016, Văn phòng Chính phủ công bố kết luận của Thủ tướng về việc không chuyển đổi cơ quan chủ quản của trường đại học Việt Đức, Bộ Giáo dục và Đào tạo tiếp tục là cơ quan chủ quản của trường[4].
VGU theo mô hình đại học Đức về mặt học thuật và hành chánh.
Ban Điều hành trường[sửa | sửa mã nguồn]
Hội đồng trường là cơ quan quan trọng nhất trong cơ cấu tổ chức của VGU. Hội đồng trường gồm 20 thành viên. Các thành viên được đề cử bởi Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam và Bộ Giáo dục đại học, nghiên cứu và nghệ thuật bang Hessen. Mỗi bộ đề cử 10 người làm thành viên của Hội đồng trường. Chủ tịch của Hội đồng trường là GS. TS. Nguyễn Thiện Nhân, nguyên Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Việt Nam. Ban Giám hiệu VGU gồm một Hiệu trưởng và bốn Hiệu phó. Mỗi Bộ sẽ đề cử hai Hiệu phó. Cơ cấu tổ chức của trường còn bao gồm Ban học thuật và cố vấn với 12 thành viên. Hiệu trưởng đầu tiên của trường là GS. TS. Wolf Rieck, khi ấy là Hiệu trưởng của trường Đại học Khoa học ứng dụng Frankfurt, Đức. Hiện nay, GS.TS Jurgen Mallon đang đảm nhiệm chức vụ Hiệu trưởng Trường Đại học Việt – Đức nhiệm kỳ 2012 – 2017.
Cơ cấu học thuật[sửa | sửa mã nguồn]
Cơ cấu học thuật của VGU sẽ được phát triển song hành với sự phát triển chung của trường trong một vài năm tới. Dự kiến thành lập các trung tâm nghiên cứu đa ngành và các khoa đào tạo sau đại học.
VGU nhận được sự hỗ trợ đáng kể bởi các trường của Đức và Việt Nam. Là một trường đại học công lập Việt Nam, VGU chịu trách nhiệm về chi phí thường xuyên. Ngoài ra, một số trường của Đức, Bang Hessen, Chính quyền Liên bang Đức và bang Baden- Württemberg có hỗ trợ VGU về mặt tài chính. Cơ quan trao đổi hàn lâm Đức (DAAD) và World University Services (Đức) đem kinh nghiệm lâu năm của mình về giáo dục đại học ra đóng góp vào sự phát triển hơn nữa của VGU. Ngoài ra, các công ty Đức và các công ty đa quốc gia có hỗ trợ VGU.
Một nhân tố quan trọng giúp phát triển VGU là Liên minh VGU, một tổ chức phi lợi nhuận. Liên minh VGU gồm 30 trường Đại học Đức, trong đó có TU9, một hiệp hội các trường Đại học Kỹ thuật hàng đầu của Đức. Liên minh VGU điều phối sự hợp tác của VGU với các trường đại học đối tác Đức, chịu trách nhiệm về các vấn đề học thuật và hành chánh. Liên minh VGU cũng tìm cơ hội góp sức vào quá trình quốc tế hóa nền giáo dục đại học Đức.
Một bước ngoặt quan trọng trong sự phát triển của VGU là khoản vay Ngân hàng Thế giới 180 triệu USD. Được phê duyệt vào tháng 06 năm 2010, khoản vay chủ yếu nhằm để xây mới khuôn viên trường ở tỉnh Bình Dương, tiếp giáp Thành phố Hồ Chí Minh.
Các ngành đào tạo bậc đại học[sửa | sửa mã nguồn]
- Cử nhân Kỹ thuật Kỹ thuật Điện và Công nghệ thông tin: Hợp tác với Đại học Khoa học Ứng dụng Frankfurt (Frankfurt University of Applied Sciences)
- Cử nhân Khoa học Tài chính Kế toán: Hợp tác với Đại học Goethe, Frankfurt/ Main (Goethe-Universität Frankfurt am Main)
- Cử nhân Khoa học Khoa học Máy tính: Hợp tác với ba trường Đại học Khoa học Ứng dụng Frankfurt, Cologne và Bonn Rhine/ Sieg, CHLB Đức
- Cử nhân Khoa học Quản trị Kinh doanh
- Cử nhân Kỹ thuật Kỹ thuật Cơ khí: Hợp tác với các trường Đại học Ruhr-Bochum, CHLB Đức và trường Đại học Otto von Guericke Magdeburg, CHLB Đức.
Các chương trình đào tạo được hợp tác chặt chẽ với các đại học đối tác của Đức. Sinh viên đại học phải học một năm dự bị nhằm chuẩn bị tốt cho việc học chính khóa. Năm dự bị chủ yếu nhằm nâng cao kỹ năng tiếng Anh cho sinh viên (hầu hết do giáo viên bản ngữ phụ trách), các môn học dự bị và đào tạo kỹ năng mềm, các mối liên hệ trong kinh doanh. Ba năm tiếp theo học chương trình Cử nhân của Đức.
Các ngành đào tạo bậc cao học[sửa | sửa mã nguồn]
- Thạc sĩ khoa học Tính Toán Kỹ thuật và Mô Phỏng Trên Máy Tính: Hợp tác với Đại học tổng hợp Ruhr-Bochum, CHLB Đức
- Thạc sĩ khoa học Cơ điện tử và Công nghệ cảm biến: Hợp tác với Đại học khoa học ứng dụng Karlsruhe, CHLB Đức
- Thạc sĩ khoa học Quy Hoạch Đô thị Bền Vững: Hợp tác với Đại học tổng hợp kỹ thuật Darmstadt, CHLB Đức
- Thạc sĩ khoa học Giao thông Vận tải: Hợp tác với Đại học tổng hợp kỹ thuật Darmstadt, CHLB Đức
- Thạc sĩ khoa học Hệ thống Thông tin Doanh nghiệp: Hợp tác với Đại học Khoa học Ứng dụng Heilbronn và Đại học Khoa học Ứng dụng Furtwangen, CHLB Đức
- Thạc sĩ quản trị kinh doanh chuyên ngành Quản trị và Phát triển Doanh nghiệp Vừa và Nhỏ: Hợp tác với Đại học Leipzig, CHLB Đức
- Thạc sĩ Quản lý và Kỹ thuật sản xuất toàn cầu (Global Production Engineering and Management): Hợp tác với Đại học công nghệ Berlin, CHLB Đức
- Bình Dương: Đường Lê Lai, thành phố mới Bình Dương, tỉnh Bình Dương
- Thủ Đức: Khu phố 6, P. Linh trung, Q. Thủ Đức, Thành phố Hồ Chí Minh
- Cơ sở VGU trong thành phố HCM: Văn phòng Bộ Giáo dục - lầu 1, số 3 Công Trường Quốc tế, Q.3, Thành phố Hồ Chí Minh, hoặc Lầu 3, số 2C, đường Phổ Quang, P.2, Q. Tân Bình, Thành phố Hồ Chí Minh
No comments:
Post a Comment